LIBRARY DISTRICT 6

LIBRARY DISTRICT 6

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

KẾ HOẠCH VIẾT BÀI CẢM NGHĨ 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ




KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ.

1. Mục đích – Yêu cầu :
- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954  -  07/5/2014)  nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ.
- Ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước, nhất là những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần độc lập, ý chí tự chủ, tự cường của dân tộc ta; tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
- Các hoạt động mang tính thiết thực, hiệu quả tuyên truyền giáo dục cao.
2. Nội dung hoạt động :
2.1. Triển lãm sách báo, tư liệu hình ảnh về chiến thắng Điện Biên :
- Địa điểm : Công viên Phú Lâm.
  170 Kinh Dương Vương Phường 13 Quận 6.
- Số lượng :
+  Sách, báo, tạp chí : 100 nhan đề, 150 bản tài liệu.
+ Hình ảnh : 50 ảnh
+ Băng đĩa : 20
- Nội dung :  Chủ đề “Âm vang Điện Biên”
- Thời gian triển lãm : dự kiến ngày 3/2/2014. Sau đó sẽ tiếp tục triển lãm tại sảnh Trung tâm Văn hóa Quận 6 đến hết ngày 10/5/2014.
2.2. Thi viết bài cảm nghĩ :
- Chủ đề : “Chiến thắng Điện Biên Phủ - giá trị lịch sử và thời đại”.
- Đối tượng dự thi : Cán bộ hưu trí, công chức, viên chức,  đoàn viên, hội viên đang công tác tại các ban ngành, Mặt trận – đoàn thể quận và UBND 14 phường, học sinh, sinh viên, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, công tác, học tập và làm việc tại Quận 6.
- Nội dung bài cảm nghĩ :
+ Những bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Giữ vững và phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
+ Ý nghĩa chiến lược, nguyên nhân trọng yếu của chiến thắng Điện Biên Phủ trong chiến lược đánh Pháp của quân và dân ta.
+ Hồi ức Điện Biên – mốc son lịch sử.
+ Sự vận dụng và phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
- Quy định bài dự thi :
+ Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4, giới hạn khoảng 4.000 đến 5.000 từ, khuyến khích sử dụng hình ảnh minh họa (nếu có) và hình thức trình bày đẹp mắt. Mỗi tác giả có thể gởi nhiều bài dự thi. 
          + Bài dự thi ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ (đơn vị công tác) của người dự thi.
          - Bài dự thi không hợp lệ là các bài:
          + Không ghi rõ họ tên, địa chỉ người dự thi.
+ Có nội dung sao chép tài liệu đăng tải trên mạng.
+ Các bài thi có nội dung giống nhau.
- Hình thức thi viết bài cảm nghĩ “Âm vang Điện Biên” : Ban Giám khảo sẽ chấm điểm các bài dự thi theo tiêu chí đúng yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày, chất lượng bài viết theo thang điểm tối đa là 20 điểm. Kết thúc hội thi cấp quận, Ban Tổ chức sẽ chọn 20 bài có số điểm cao nhất để gởi tham gia thi cấp thành phố do Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, đồng thời phục vụ Hội nghị Tuyên truyền - giới thiệu sách do Vụ Thư viện tổ chức vào tháng 4/2014 nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên.
- Thời gian và địa điểm nhận bài dự thi :
+ Ban Tổ chức bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 01/12/2013 và kết thúc nhận bài vào ngày 20/1/2014.
+ Bài dự thi gửi về : Thư viện Quận 6 - Trung tâm Văn hóa Quận 6 (170 Kinh Dương Vương Phường 13, Quận 6) kèm theo file bài dự thi qua hộp thư điện tử thuvienquan6@yahoo.com để tiện việc đăng tải trên Tuần Tin Quận 6.
3 . Thành lập Ban Tổ chức, Ban giám khảo hội thi:
3.1. Ban Tổ chức :
- Bà Trịnh Thanh Nguyệt – Phó Giám đốc TTVH/Q6 : Trưởng ban.
- Ông Trần Văn Hồng – Tổ trưởng Tổ Thư viện : Phó ban.
- Bà Đinh Thị Toản – Nhân viên Tổ Thư viện : Thành viên.
- Bà Huỳnh Kim Dung – Tổ trưởng Tổ Hành chính tổng hợp : Thành viên.
3.2. Ban Giám Khảo:  
- Đại diện Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố.
- Đại diện Ban Tuyên giáo Quận ủy.
- Đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin.
- Đại diện Trung tâm Văn hóa.
4. Cơ cấu giải thưởng :
4.1. Giải cá nhân :
- Giải nhất :                              400.000 đồng/giải   x 1 giải =      400.000đ
- Giải nhì :                      300.000 đồng/giải   x 2 giải =      600.000đồng.
- Giải ba :                       200.000 đồng/giải   x 3 giải =      600.000đồng.
- Giải khuyến khích :        100.000 đồng/giải   x 10 giải =    1.000.000đồng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao tặng thêm mỗi giải thưởng 01 phần quà trị giá 400.000 đồng cho các bài đạt các giải thưởng trên.
4.2. Giải tập thể :
Căn cứ vào số lượng bài dự thi và số lượng bài đạt giải của các đơn vị, Ban Tổ chức sẽ trao giải tập thể theo cơ cấu sau:
- 01 giải nhất trị giá 500.000đồng.
- 01 giải nhì trị giá 400.000đồng.
- 01 giải ba, trị giá 300.000đồng.
5. Tổ chức thực hiện :
5.1. Tổ Thư viện :
- Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nhận và tổng hợp các bài dự thi (bài và file bài) gởi Ban Giám khảo chấm điểm.
- Liên hệ Thư viện Khoa học Tổng hợp về tư liệu hình ảnh trưng bày.
- Lựa chọn các đầu sách, bản sách phù hợp phục vụ trưng bày, giới thiệu sách.
5.2. Tổ Hành chính Tổng hợp :
- Liên hệ mời Ban Giám khảo hội thi.
- Thực hiện công tác khen thưởng hội thi.
5.3. Tổ Tuần Tin :
- Đăng tải thông tin về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên Tuần Tin Quận 6.
- Ghi hình các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ làm tư liệu lưu trữ.
6. Thời gian thực hiện :
- Ngày 26/11/2013 : Xây dựng kế hoạch, lập dự toán trình Ban Giám đốc duyệt.
- Ngày 27/11/2013 : Triển khai kế hoạch đến các đơn vị trên địa bàn quận.
- Từ ngày 01/12/2013 đến hết ngày 20/01/2014 : Nhận bài dự thi.
- Ngày 03/02/2014 : Tổng kết và trao giải hội thi viết bài cảm nghĩ “Âm vang Điện Biên”.
- Ngày 03/02/2014: Triển lãm sách báo, tư liệu hình ảnh.

Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của Trung tâm Văn hóa Quận 6.

Nơi nhận :                                        TM. BAN TỔ CHỨC
- Thường trực QU,UBND/Q6;                      TRƯỞNG BAN
- Ban Tuyên giáo QU/Q6;
- Phòng VH&TT/Q6;
- Các ban ngành, MT-ĐT/Q6;
- Các đơn vị vũ trang Q6;
- Các trường THCS,THPT/Q6;                    PHÓ GIÁM ĐỐC
- Đảng ủy-UBND 14P ;                           Trịnh Thanh Nguyệt
- BGĐ.TTVH/Q6 ;
- Tổ Thư viện ;
- Tổ HCTH ;
- Tổ Tuần Tin ;
- Lưu : VT,H.                             

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Giới thiệu sách nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 "Dạ Thưa Thầy "

Dạ, thưa thầy / Frigyes Karinthy ; Vũ Ngọc Cân dịch .- H.: Thanh Niên, 2011 .- 158tr.; 19cm.

 “Dạ, thưa thầy” gồm 20 truyện ngắn. Đây là kết quả của một quá trình lao động miệt mài, một khả năng mơ mộng làm giàu tưởng tượng. Cũng như sáng tạo tài tình… Các truyện tràn đầy những suy tưởng, những độc thoại nội tâm phản ánh những  sắc thái tâm lý thiếu niên tiêu biểu cho cuộc sống của học sinh tuổi dậy thì. Người đọc hình dung ra những nỗi sợ hãi về những bài kiểm tra, bài thi, những trò đùa, trò chơi tinh nghịch hồn nhiên thoải mái qua từng trang sách.
          Nhân vật chính của truyện là học sinh, tiêu biểu như Bauer, Buchner, Steinman, Deckner, Pollakovics… Với các thầy giáo địa lý là Makossy, lịch sử là Schnicker, toán là Frohlich, thầy chủ nhiệm lớp Lenkei…Cốt truyện diễn ra ở trường, ở nhà, trên đường phố. Ngoài ra còn ở hiệu sách cũ, các cửa hàng tạp hóa.
          Karinty đã viết “Dạ thưa thầy” vào năm 1916 ,năm ông mới 29 tuổi, Ông viết theo những ký ức của tuổi học trò, chính xác là tuổi teen như ngôn ngữ hiện đại thường gọi. Ông là một nhà văn nổi tiếng, một danh hài xuất sắc. Ông thường thả hồn theo những ký ức, lúc ngọt ngào dằm thắm, lúc lại cay đắng xót xa. Ông nghĩ về những tham vọng, ước mơ, về những ngày đi học muộn, về những trò chơi tinh quái. Tất cả những điều đó đều có thể tìm thấy trong Da. Thưa thầy !
          Dạ, thưa thầy là những nuối tiếc kỷ niệm tốt đẹp, làm người đọc cũng phải ngậm ngùi sau khi phát ra những nụ cười sảng khoái. Da. Thưa thầy! ba tiếng ấy vang lên một cách thân thiết, đầy kính trọng, là lời biết ơn thầy cô đã giáo dục ta trở thành người có ích cho xã hội. Dạ, thưa thầy cũng là một lời sám hối muộn màng đối với những ai có tuổi học trò ngỗ ngược làm cho thầy cô và cha mẹ buồn lòng.

          Tập sách nhỏ trước hết dành cho các em học sinh, tiếp đến là các bậc phụ huynh, những người đã có một thời học sinh để nhớ và cuối cùng là tất cả những người lớn tuổi, những ai vui long nhớ về tuổi thơ êm dịu, ấm áp hay ồn ào sâu lắng của mình.

          Thư viện quận 6 xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

"Nét vẽ xanh Quận 6 - 2013"

Công viên Phú Lâm - Quận 6 trong ngày hội thi "Nét vẽ xanh"


Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH

          Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.           
          Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc, Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số công cụ nằm trên sàn nhà trong số đó có một cái cưa. Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.
          Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
          Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu và dường như đã "chết rồi".
          Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi. Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình.
Bài học: Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.