LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động
lao động sản xuất của con người ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong thời đại bùng
nổ thông tin sự gia tăng của các loại hình xuất bản phẩm hiện đại, việc ứng
dụng công nghệ thông tin đã tác động lớn đến hoạt động của các cơ quan TT – TV.
Từ các thư viện truyền thống các cơ quan đã dần chuyển mình trở thành các trung
tâm TT – TV, thư viện điện tử, thư viện số, nơi cung cấp thông tin cho mọi đối
tượng NDT. Sự thay đổi về công nghệ cũng như nhu cầu tin vô cùng đa dạng, phong
phú của NDT đã đòi hỏi ngành thư viện phải không ngừng tìm tòi, đổi mới, ứng
dụng các chuẩn mới phù hợp tình hình thực tế đáp ứng phục vụ thông tin tốt cho
NDT. Hiện tại có rất nhiều chuẩn TT – TV đang được các cơ quan lựa chọn và áp
dụng rộng rãi đã mang đến những lợi ích to lớn. Trong đó có các chuẩn phổ biến
và được áp dụng nhiều nhất như: MACR21, AACR2, DDC, Dublin core,… Tuy nhiên do tác động lớn của
công nghệ thông tin, nhu cầu tin của NDT đặt ra yêu cầu tìm kiếm thông tin phải
chính xác, mô tả các nguồn tài nguyên do đó IFLA đã nghiên cứu và đưa ra chuẩn
mới đó là RDA – mô tả và truy nhập tài nguyên dự định sẽ thay thế cho AACR2
trong tương lai. Để có thể tìm hiểu và có cái nhìn đầy đủ, chính xác về RDA tôi
xin giới thiệu về RDA và đưa ra những so sánh sự khác biệt giữa AACR2 và RDA.
Phần 1: Giới thiệu về RDA
RDA có tên tiếng Anh đầy đủ là: Resource
Description and Access - “Mô tả và truy cập tài nguyên"
Đây là quy tắc biên mục "Mô tả
và truy cập tài nguyên" đang được IFLA nghiên cứu và dự định sẽ áp dụng
thay thế cho AACR2 đang sử dụng rộng rãi tại các cơ quan TT – TV hiện nay.
1.1 Sơ lược về xuất xứ của RDA
Vào năm 1997 hội nghị quốc tế về các nguyên
tắc và tương lai phát triển của AACR (International Conference on the
Principles and Future Development of AACR) đã diễn ra tại Toronto, Canađa. Mục
đích ban đầu hội nghị là thay thế AACR2. Dự định ban đầu AACR2 sẽ được chuyển
thành AACR3 nhưng sau đó hội nghị đã quyết định đổi tên thành Resource
Description and Access (RDA) – mô tả và truy cập tài nguyên. Bản thảo cuối cùng
của hội nghị đã được công bố trên Internet năm 2008 để lấy ý kiến. Bản chính
thức đầu tiên dự kiến xuất bản vào giữa năm 2010 (vào tháng 06 năm 2010).
1.2 Nền tảng RDA
RDA có mối quan hệ chặt chẽ với các
chuẩn khác. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng của các chuẩn mô tả và các khổ
mẫu dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan TT – TV hiện nay như: AACR2,
ISBD, MARC 21 Format for Bibliographic
Data, MARC 21 Format for
Authority Data, Dublin
Core, RDA/ONIX Framework for Resource
Categorization.
1.3 Mục tiêu xây dựng RDA
Để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng
cao của NDT trong điều kiện sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các loại
hình tài liệu hiện đại, tài nguyên điện tử,… mục tiêu xây dựng RDA để đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng cần đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất: tìm được tài nguyên phù hợp với tiêu chí của
lệnh tìm. Có nghĩa là tìm được đúng tài nguyên theo đúng các tiêu chí được đưa
ra trong biểu thức tìm, lệnh tìm của NDT, không bị mất tin hoặc hệ thống báo
không tìm được tài nguyên phù hợp với yêu cầu. Ví dụ: Lệnh tìm Điện tử
công suất, sách giáo trình, năm xuất bản từ 2008 – 2010, sẽ tìm được tài nguyên
phù hợp với các tiêu chí mà lệnh tìm NDT
đã đưa ra.
Thứ hai: tìm được mọi tài nguyên là hiện thân
của 1 tác phẩm hoặc biểu hiện của tác phẩm. Ví dụ: NDT đưa lệnh tìm về
Romeo và Juliet thì mọi hiện thân và biểu hiện của tác phẩm này đều phải được
tìm thấy. Kết quả tìm: 1/
Tác phẩm Romeo và Juliet của William Shakespeare. 2/ Phim Romeo và Juliet
của FrancoZeffirelli.
Thứ ba: tìm được mọi tài nguyên liên quan đến một cá nhân, tập thể hoặc dòng họ. Ví dụ: Lệnh tìm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì sẽ tìm được mọi tài nguyên liên quan đến tập thể này.
Thứ ba: tìm được mọi tài nguyên liên quan đến một cá nhân, tập thể hoặc dòng họ. Ví dụ: Lệnh tìm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì sẽ tìm được mọi tài nguyên liên quan đến tập thể này.
Thứ tư: tìm được mọi tài nguyên liên
quan đến một chủ đề. Ví dụ: tìm chủ đề Kinh tế vĩ mô sẽ tìm được mọi tài
nguyên có liên quan đến chủ đề này.
Thứ năm: tìm được các tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và
tài liệu liên quan đến các các tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu tìm
được theo yêu cầu tìm. Ví dụ: Tìm Chí phèo sẽ tìm được các tác phẩm khác
của Nam Cao, các loại hình tài liệu khác nhau, các tài liệu có liên quan đến
tác phẩm Chí Phèo đã tìm được.
Thứ sáu: tìm được cá nhân, dòng họ hoặc tập thể phù hợp
với tiêu chí nêu trong câu hỏi. Ví dụ: câu hỏi tìm về nhà thơ Nguyễn
Trãi sẽ tìm được cá nhân có kết quả phù hợp với lệnh tìm được đưa ra.
Thứ bảy: tìm được cá nhân, dòng họ hoặc tập thể mà họ
liên quan đến cá nhân, dòng họ hoặc tập thể tìm thấy trong câu hỏi. Ví dụ:
tìm Hồ Chí Minh sẽ tìm được các cá nhân, dòng họ, tập thể có liên quan đến Hồ
Chí Minh.
Thứ tám: định danh được tài nguyên được mô tả.
Thứ chín: định danh được cá nhân, dòng họ, tập thể được
trình bày trong dữ liệu.
Thứ mười: lựa chọn được tài nguyên phù hợp với yêu cầu.
Mười một: lựa chọn được tài nguyên phù hợp về hình thức,
đối tượng hướng đến, ngôn ngữ.
Mười hai: nhận được tài nguyên.
Mười ba: hiểu được quan hệ giữa 2 hoặc nhiều thực thể;
Mười bốn: hiểu được quan hệ giữa thực thể được mô tả và
tên mà qua đó thực thể được biết đến, ví dụ hình thức của tên ở các ngôn ngữ. Ví
dụ: giữa hình thức của tên của cùng 1 tác phẩm ở các ngôn ngữ khác nhau:
Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt). Gone with the wind (tiếng Anh). NDT vẫn hiểu
được thực thể được mô tả là tác phẩm văn học Gone with the wind tên tiếng Anh
và tên được dịch sang tiếng Việt được biết đến nhiều nhất là Cuốn theo chiều
gió.
Mười năm: hiểu được tại sao tên hoặc nhan đề được chọn
làm tên, nhan đề ưu tiên.
Mười sáu: Hiệu
quả về chi phí: phải hỗ trợ người dùng theo cách thức hiệu quả nhất về chi phí.
Mười bảy: Linh
hoạt: Dữ liệu phải độc lập về khổ mẫu, vật mạng hoặc hệ thống lưu giữ. Có thể
sử dụng trong nhiều môi trường.
Mười tám: Tính
kế tục: Dữ liệu phải có thể tích hợp được vào các CSDL đang tồn tại đặc biệt AACR2.
Do được xây dựng trên nền tảng AACR2 và sẽ thay thế AACR2 do đó RDA phải được
thiết kế tương thích và có thể chuyển đổi dễ dàng từ AACR2 sang. Nó vừa đảm bảo
tính kế thừa và cũng mang lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm chi phí.
1.4 Yêu cầu thiết kế RDA
Trong thiết kế RDA cần phải đạt được 14
yêu cầu quan trọng sau đây:
* Thứ nhất: Sự toàn diện
* Thứ hai: Sự nhất quán
* Thứ ba: Sự rõ ràng
* Thứ tư: Sự hợp lý
* Thứ năm: Tính cập nhật
* Thứ sáu: Sự tương thích
* Thứ bảy: Sự thích ứng
* Thứ tám: Sử dụng dễ dàng và hiệu quả
* Thứ chín: Khổ mẫu/Định dạng
* Thứ mười: Tính tổng quát hoá
* Mười một: Tính đặc thù
* Mười hai: Tính vừa đủ
* Mười ba: Nhất quán về thuật ngữ
* Mười bốn: Có cấu trúc tham chiếu
1.5 Nguyên tắc của RDA
RDA phải đảm bảo các nguyên tắc sau
đây:
* Phân
hoá
* Vừa
đủ
* Quan
hệ
* Đại
diện
*
Chính xác quy định
* Ưu
tiên ngôn ngữ
* Sử
dụng đại chúng
* Tính
đồng nhất
1.6 Vấn đề trình bày và nội dung RDA
RDA
sẽ là một chuẩn về mô tả nội dung mà không phải là chuẩn về trình bày hoặc hệ
thống mã. Do đó nó độc lập với các khổ mẫu dữ liệu và các khổ mẫu trình bày.
RDA độc lập với khổ mẫu dữ liệu như: MARC 21, MODS. Nó cũng độc lập với khổ mẫu
trình bày như: AACR2, ISBD, trình bày của OPAC.
1.7 Phạm vi của RDA
RDA
cung cấp một tập hợp những hướng dẫn và chỉ dẫn hình thành dữ liệu mô tả và dữ
liệu truy cập có kiểm soát để hỗ trợ phát hiện tài nguyên. 4 khái niệm cơ bản nhất
trong phạm vi RDA gồm: Dữ liệu mô tả; Dữ liệu truy cập có kiểm soát; Tài
nguyên; Phát hiện tài nguyên.
Các
khái niệm cơ bản
Tài nguyên
(resource): một đối tượng thông tin xác định. Đối tượng có thể nhìn thấy được
hoặc không nhìn thấy.
Phát hiện tài nguyên là
hoạt động bao quát những nhiệm vụ của người dùng gồm có: tìm được, định danh, lựa
chọn, nhận được.
Dữ liệu mô tả: là
dữ liệu dùng để mô tả tài nguyên. Dữ
liệu mô tả thể hiện các thuộc tính và quan hệ liên quan đến các thực thể: Tác
phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu theo mô hình FRBR .
Dữ liệu điểm truy cập có kiểm soát: là
dữ liệu mô tả một thực thể (như cá nhân, dòng họ, tập thể) được trình bày bởi
một điểm truy cập có kiểm soát. Nó phản
ảnh thuộc tính và quan hệ liên quan đến thực thể cá nhân, dòng họ và tập thể theo
mô hình FRAD.
Yếu tố
Thuộc
tính và quan hệ liên quan đến tài nguyên hoặc thực thể được trình bày trong RDA
thành những Yếu tố (Element) hoặc đặc tính. Về cơ bản là các yếu tố trong RDA
tương ứng với thuộc tính và quan hệ trong FRBR. Ví dụ: Nhan đề trong RDA tương
ứng với Nhan đề của Biểu thị trong FRBR.
Mỗi
yếu tố của RDA có thể có tiểu loại yếu tố (element subtypes). Ví dụ: Yếu tố
Nhan đề có thể có các tiểu loại yếu tố như: Nhan đề chính; Nhan đề song song; Nhan
đề cũ,... Trong mỗi yếu tố hoặc tiểu loại lại có thể có những tiểu yếu tố hoặc
yếu tố con khác. Ví dụ: yếu tố Thông tin xuất bản có thể có các tiểu yếu tố
khác như: Nơi xuất bản; Tên nhà xuất bản; Năm xuất bản
Loại thuộc tính
Các
thuộc tính và quan hệ được thể hiện bằng các yếu tố trong RDA được xếp vào các
loại thuộc tính chung sau: Nhãn (Label): một chuỗi ký tự có chức năng phân biệt
thực thể này với thực thể khác (như tên, nhan đề, số định danh,...); Số lượng
(Quantity): một số định lượng một số khía cạnh của thực thể (khối lượng, kích
thước, thời gian,..); Chất lượng (Quanlity): Một đặc trưng về cấu trúc hoặc bản
chất của thực thể (màu sắc, ngôn ngữ, thể loại,...); Kiểu/Loại (Type): một phạm
trù của các đặc tính của một thực thể (loại vật đựng, loại vật mang, loại nội
dung,...);Vai trò (Role): phần việc hoặc chức năng được thực hiện bởi thực thể
trong mối liên quan với thực thể khác (chức năng do cá nhân, tập thể, dòng họ
thực hiện đối với nội dung của tài nguyên,...).
1.8 Cấu trúc của RDA
Dự
kiến RDA sẽ được chia thành 10 phần với hai phần chính như sau:
*
Phần 1 - 4 bao quát các yếu tố liên quan đến các thuộc tính của thực thể trong
FRBR và FRAD.
* Phần
5 - 10 bao quát các yếu tố liên quan đến quan hệ xác định trong FRBR và FRAD
Cấu
trúc RDA
Phần 1: gồm các
chương 1- 4. Bao gồm: thuộc tính của biểu thị và tài liệu (chương 2); Lựa chọn
tài nguyên phù hợp với người sử dụng theo khổ mẫu và mã hoá (Chương 3); Thu
nhận tài nguyên (Chương 4).
Phần 2: gồm các
chương 5 – 7. Gồm có: Về hướng dẫn chung (Chương 5); về thuộc tính của tác phẩm
và biểu hiện (Chương 6); Lựa chọn tác phẩm và biểu hiện theo yêu cầu của người
dùng liên quan đến nội dung (Chương 7).
Phần 3 gồm: Bao
quát thuộc tính của cá nhân (Chương 9), Dòng họ (Chương 10) và Tập thể (Chương
11).
Phần 4: bao quát
thuộc tính của khái niệm (Chương 13), Đối tượng (Chương 14), Sự kiện (Chương 15)
và địa điểm (Chương 16)
Phần 5: Bao quát
quan hệ chính giữa tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu (Chương 17).
Phần 6: Bao quát
quan hệ được sử dụng để tìm các Tác phẩm (Chương 19), biểu hiện (chương 20),
biểu thị (chương 21) và tài liệu (chương 22) liên quan với người, dòng họ, tập
thể.
Phần 7: Bao quát quan
hệ sử dụng để tìm tác phẩm về một chủ đề (chương 23).
Phần 8: Bao quát quan
hệ được sử dụng để tìm các tác phẩm liên quan (chương 25), các biểu hiện liên
quan (chương 26), các biểu thị liên quan (chương 27) và các tài liệu liên quan
(chương 28).
Phần 9: Bao quát các
quan hệ sử dụng để tìm các cá nhân liên quan (Chương 30), dòng họ liên quan
(Chương 31) và tập thể liên quan (Chương 32).
Phần 10: Bao quát các
quan hệ sử dụng để tìm các khái niệm
liên quan (chương 34), đối tượng liên quan (chương 35), sự kiện liên quan
(chương 36) và địa điểm liên quan (chương 37).
Để
đảm bảo tính thống nhất, RDA còn có nhiều phụ lục để hướng dẫn chi tiết như:
Phụ lục về viết hoa; Phụ lục về viết tắt; Phụ lục về mạo từ; Phụ lục so sánh
tương đương RDA với ISBD, MARC, Dublin Core.
Phần 2: So sánh sự khác biệt giữa AACR2 và RDA
Các
yếu tố so sánh sự khác biệt giữa AACR2 và RDA:
Thứ nhất: Tên gọi
AACR2: Anglo-American
Cataloging Rules 2 - Quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2.
RDA: Resource Description
and Access - Mô tả và truy cập tài nguyên.
Thứ hai: Quá trình hình thành và phát triển
AACR2:
- 1967: AACR ra đời.
- 1978: AACR2 ra đời
- 1978: AACR2 ra đời
- 1988:
AACR2R (revision)
- 1998:
AACR2R xuất bản lần 2
- AACR2
được chỉnh lý thường xuyên, bản tiếng Anh
2005 đã được Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia dịch
sang tiếng Việt, xuất bản năm 2009, dày trên 600 trang.
RDA:
- Năm 1997 International Conference
on the Principles and Future Development of AACR (hội nghị quốc tế về nguyên
tắc và tương lai phát triển của AACR) đã diễn ra tại Toronto, Canađa.
Dự định chuyển thành AACR3 sau đã đổi thành Resource Description and Access RDA.
- Bản thảo cuối cùng của hội nghị đã
được công bố trên Internet năm 2008 để lấy ý kiến.
- Bản chính thức đầu tiên dự kiến
xuất bản vào tháng 06 năm 2010.
Thứ ba: Mô tả
AACR2
AACR2 được xây dựng dựa trên nền tảng
của ISBD nên mô tả cũng sử dụng đa số các yếu tố của ISBD. Tuy nhiên AACR2 chi
tiết, rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu hơn so với ISBD.
AACR2 chủ yếu mô tả theo loại tài
liệu. Nó được dùng trong các cơ quan TT – TV để mô tả cả tài liệu truyền thống
và tài liệu hiện đại. Tuy nhiên đa số là mô tả tài liệu truyền thống, mô tả tài
liệu hiện đại chưa nhiều.
RDA
RDA sử dụng thuộc tính của các thực
thể theo FRBR để mô tả. RDA mô tả theo loại nội dung và vật đựng.
Thứ tư: Truy cập
AACR2:
AACR2: các phần về chọn điểm truy cập;
Lập tiêu đề mô tả; Tham chiếu được trình bày trong phần 2 của AACR2.
RDA
Truy cập theo các quan hệ trong FRBR;
Thuộc tính của thực thể của FRAD; Quan hệ của FRAD; Quan hệ chủ đề.
Thứ năm: Cấu trúc
AACR2 gồm có
26 chương. Cấu trúc của AACR2 bao gồm 2 phần chính:
Phần 1: Mô tả tài liệu (từ chương
1 - 13) gồm các chương
chia theo loại hình tài liệu bao gồm
các quy tắc mô tả tổng quát, quy tắc mô tả từng loại hình tài liệu cụ
thể như: mô tả sách, sách mỏng, bản đồ,
âm nhạc, ghi âm,…
Phần 1 bao gồm:
§ Quy tắc tổng quát
§ Vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm
§ Vùng lần xuất bản
§ Vùng chi tiết đặc thù
§ Vùng xuất bản phát hành
§ Vùng mô tả vật lý
§ Vùng tùng thư
§ Vùng phụ chú
§ Vùng số tiêu chuẩn quốc tế và điều
kiện thu thập
Ví dụ: chương 1: Mục 1.1 Nhan đề và
thông tin trách nhiệm.
Phần 2. Chọn điểm truy cập; Tiêu đề
mô tả; Tham chiếu ( từ chương 21 - 26).
Chương 21: Lựa chọn điểm truy cập
Chương 22: Tiêu đề cá nhân
Chương 23: Địa danh
Chương 24: Tiêu đề tập thể
Chương 25: Nhan đề
đồng nhất
Chương 26: Tham chiếu
Số quy tắc
AACR2 dựa trên số chương và số vùng của ISBD. Cách phân chia này tạo điều kiện
theo dõi dễ dàng, tra cứu và sử dụng thuận lợi.
Ví dụ về các vùng của ISBD là các quy
tắc trong một chương:
Quy tắc 2.1 - Nhan đề và thông tin
trách nhiệm
Quy tắc 2.2 - Lần xuất bản
Quy tắc 2.3 - Chi tiết đặc thù của
dạng tài liệu
Mỗi chương trong AACR2 là một vấn đề
RDA
Cấu trúc RDA gồm 10 phần chia theo
những vấn đề thuộc tính của các thực thể. Quan hệ: Quan hệ chủ yếu; Quan hệ cá
nhân, dòng họ, tập thể với tác phẩm; Quan hệ chủ đề,...
Thứ sáu: Thuật ngữ
Các thuật
ngữ trước đây được sử dụng trong AACR2 nay RDA sử dụng các thuật ngữ thay thế
tương đương với cùng một nội dung, ý nghĩa. Những thuật ngữ được thay đổi như
sau:
Thuật ngữ sử dụng trong AACR2
* Tiêu đề (Heading)
* Tiêu
đề cho phép (Authorized heading)
* Bản mô tả chính (Main Entry)
* Bản mô tả bổ sung (Added Entry)
* Kiểm soát nhất quán (Authority
control)
* Nhan đề đồng nhất (Uniform title)
Thuật ngữ sử dụng trong RDA
* Điểm truy cập (Access point)
* Điểm truy cập ưu tiên/Prefered
Access Point
*Điểm
truy cập chính (primary access point)
* Điểm truy cập cấp hai/Secondary
Access point
* Kiểm soát điểm truy cập/Access
point control
* Nhan đề ưu tiên/Preferred title
KẾT LUẬN
Qua
sự trình bày sơ lược về RDA và một số so sánh giữa AACR2 và RDA đã giúp chúng
ta hiểu hơn về RDA. Trong tương lai không xa nhận thức được sự tác động mạnh mẽ
của công nghệ thông tin, sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của những tài nguyên,
loại hình thông tin mới hiện đại các cơ quan sẽ ứng dụng RDA vào hoạt động của
mình nhằm chuẩn hoá, hội nhập với xu thế của sự phát triển. Mặc dù ban đầu có
nhiều khó khăn với những thay đổi, chưa quen thuộc với các khái niệm, thuật ngữ
mới trong RDA nhưng cơ bản RDA được xây dựng trên sự kế thừa của AACR2 nên việc
tìm hiểu, kinh nghiệm làm việc, có kiến thức vững chắc về AACR2 sẽ giúp việc áp
dụng RDA nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét